Bạn là một người mới tìm hiểu về cà phê? Nhưng chưa biết về cafe nhân xanh là gì? Có hình dạng như thế nào? Cùng caphegiasi tìm hiểu ngay nhé
Để pha chế cà phê, việc bảo quản cà phê rất quan trọng bởi nó sẽ ảnh hưởng đến trực tiếp hương vị từng ly cà phê. Do đó từ quá trình hái chín, sơ chế đều cần tỉ mỉ và quan trọng. Vậy hạt cafe nhân xanh thì liên quan gì tới hương vị cũng như cách chế biến để có một ly cà phê thơm ngon không?
Phục Lục
Café nhân xanh là gì?
Cafe nhân xanh hay được gọi là hạt cà phê sống, cà phê chưa qua quá trình rang. Có tên tiếng Anh là Green Coffee. Được tuyển chọn từ những hạt cà phê hái chín sau đó bóc vỏ và đó là hạt cà phê nhân xanh
Cà phê nhân xanh thường có 2 loại phổ biến đó chính là cà phê Robusta và Arabica. Đối với cà phê Arabica thường được gọi là cà phê Chè, thông thường được trồng có độ cao trên 1000mm trở lên có hương vị thơm, đặc biệt có vị đắng và thanh. Còn đối với cà phê Robusta thường được trồng độ cao cao từ 600mm có vị đậm đà và đắng đậm.
Xem thêm: Cà phê phin giấy – biểu tượng của cuộc sống hiện đại
6 Dụng Cụ Pha Chế Quán Cà Phê Chủ Quán Cần Biết
Quy trình chế biến và cách bảo quản cafe nhân xanh
Quy trình chế biến cafe nhân xanh
Thu hoạch quả cà phê tươi
Những quả cà phê tươi được nông dân thu hoạch khi chúng chuyển sang màu đỏ. Ở Việt Nam, cà phê nhân vẫn được thu hoạch thủ công, tức là trực tiếp hái bằng tay những quả cà phê chín mọng.
Quy trình pha chế cà phê tươi
Quả cà phê tươi ngay lập tức được tách ra khỏi vỏ khi chế biến ướt. Nếu chế biến khô, quả anh đào được làm khô tự nhiên để giảm độ ẩm trước khi bóc vỏ.
Tùy thuộc vào phương pháp chế biến mà hạt cà phê sẽ được lên men hoặc sấy khô. giảm nước trong hạt cà phê. Trước khi đóng gói, được phơi nắng hoặc dùng máy sấy để giảm độ ẩm xuống 12,5%
Sàng lọc và phân loại cà phê
Sau khi hạt cà phê được làm khô và hút ẩm, chúng được sàng để loại bỏ các tạp chất bên ngoài và phân loại theo kích thước hạt.
Cách bảo quản café nhân xanh
Thông thường để bảo quản được cà phê nhân xanh thường sử dụng bằng bao: có thể sử dụng bao tải, bao đay,… ) tuy nhiên khi sử dụng phương pháp cần lưu ý những điểm sau:
- Độ ẩm cà phê nhân trước khi cho vào bao bảo quản phải nhỏ hơn 13%
- Tập chất trong cà phê ít, đối với những loại cà phê cấp I, II thì phần trăm phải nhỏ hơn 0,5%
- Nên bảo quản trong kho có cách nhiệt và độ ẩm tốt
- Cần sát trùng và vệ sinh kho trước khi sắp xếp café
- Không nên đặt bao trực tiếp tiếp xúc với nền và sát tường, nên cách nền 0,3m và tường là 0,5m
Bảo quản rời trong xi lô: Để có thể tiết kiệm được bao bì và bảo quản được café xanh nhân được lâu hơn, thường người bảo quản sẽ bảo quản cà phê nhân trong các xi lô được làm bằng tôn hoặc bê tông, gỗ khép kín. Do đó đây cũng là một trong những ưu điểm nỗi bật để có thể bảo quản tốt và tăng thời gian
Xem thêm:Những Quyết Định Của Bạn Khi Chọn Mua Cà Phê Thơm Ngon và Chuẩn Vị
4 Tips Thiết Kế Quán Cà Phê Nhỏ Dành Cho Chủ Quán