Phục Lục
Tháng 11 ở Thành Phố Buôn Ma Thuột thường sẽ như thế nào?
Vào khoảng thời gian gần cuối năm như thế này, giữa thời tiết cái gió se lạnh đủ để cảm nhận được không khí tại Thành phố Buôn Ma Thuột.
Mùa này rất thích hợp để chúng ta có thế tới du lịch, tham quan, cảm nhận được bầu không khí se lạnh tại Thành Phố Buôn Ma Thuột.
Nơi này rất nổi tiếng về cà phê, “Thủ phủ cà phê” chúng ta còn đợi gì mà không đến để cảm nhận một ly cà phê hương vị đặc biệt tại Thành phố Buôn Ma Thuột chứ?
Ngoài ra còn có các khu du lịch trong thành phố mà bạn không cần phải đi đâu xa, giữa trung tâm thành phố nhộp nhịp đó chính là:
Ngã 6 Thành Phố Buôn Ma Thuột
Nằm ngay trung tâm tại Thành Phố Buôn Ma Thuột, tại đây đặc biệt có một bức tượng xe tăng và những người lính chiến đấu giành chiến thắng Tây Nguyên, tại đây chúng ta có thể được thấy được các tòa nhà cao, những gốc phố đẹp, kiến trúc của những tòa nhà có thể thấy đặc trưng tại ngã sáu, xung quanh bùng binh chúng ta cảm nhận được các dòng xe tấp nập, vội vã để lo cho công việc cuộc sống của mình.
Quảng Trường 10-3
Nằm cách ngã sau 500m, Quảng trường 10-3 là nơi tập trung của mọi người vào buổi sáng sớm thể dục, buổi tối sinh hoạt vui chơi cùng gia đình vào cuối tuần, thường sẽ tổ chức các hoạt động lễ hội lớn, là nơi tập trung địa điểm của các hoạt động như cuối năm giao thừa, lễ hội cà phê…
Khu Du Lịch Bảo Tàng Cà Phê
Nơi này bạn có thể hiểu được lịch sử của Cà Phê thế giới, văn hóa của người Tây Nguyên, và cảnh quan nơi này rất thích hợp để các bạn chụp sống ảo với gia đình, bạn bè của mình, nơi này sẽ làm cho bạn cảm thấy có một kỉ niệm đáng nhớ khi đi du lịch tại nơi đây
Các địa địa điểm trên nằm trong long của Thành Phố Buôn Ma Thuột, khi tới chúng ta có thể hiểu rõ hơn về dòng xe nhộn nhịp, cảm nhận được sự thoáng mát bởi những cây cổ thụ lâu năm, cảm nhận được lịch sử của cà phê và người Tây Nguyên, tận mắt được thấy những kiến trúc từ ngôi chùa tứ sắc lớn nhất tại Thành Phố thân yêu này.
Nào còn chần chừ gì nữa mà chúng ta không bắt một chuyến xe cùng nhóm bạn để tới Buôn Ma Thuột nào, người dân thân thiện hiếu khách và không khí dễ chịu sẽ làm cho bạn có một kỉ niệm đáng nhớ tại thành phố thân yêu này.
Chùa Tứ Sắc Khải Đoan
Chùa Sắc Tứ Khải Đoan mang đậm lối kiến trúc cung đình Huế, kết hợp với đó kiểu dáng thiết kế nhà sàn của Tây Nguyên và nhà dài của người Ê Đê. Các gian của chùa được xây nối tiếp nhau trông vô cùng uy nghi và đồ sộ. Chùa Sắc Tứ Khải Đoan được xây dựng không quá cao, các gian chùa rộng lớn tạo nên thế vững trãi giữa đất trời.
Chất liệu để xây dựng nên Chùa Sắc Tứ Khải Đoan chủ yếu là gỗ. Tông màu nâu trầm của gỗ khiến cho ngôi chùa càng thêm phần trầm mặc và cổ kính hơn. Từng đường nét điêu khắc trên các bức tường, cột chùa đều trông vô cùng tinh xảo và kỳ công. Trên mảnh đất cao nguyên miền Trung, ngôi chùa Sắc Tứ Khải Đoan uy nghi và vững trãi khiến bất cứ ai cũng phải trầm trồ mỗi khi có dịp ghé thăm.
Cho đến ngày nay, Chùa Sắc Tứ Khải Đoan trở thành một trong những ngôi chùa lớn và lâu đời bậc nhất tại Buôn Ma Thuột. Ngôi chùa này đã sống cùng thời gian hơn một nửa thế kỷ, chứng kiến biết bao sự thăng trầm đổi thay. Vẻ đẹp của Chùa Sắc Tứ Khải Đoan chính là sự kết hợp giữa vẻ đẹp kiến trúc, thiên nhiên giao hòa, quan trọng hơn cả là nét đẹp khắc cốt lịch sử ngàn đời không gì có thể thay thế.
Khu Bảo Tàng Đắk Lắk
Với quy mô đó, Bảo tàng văn hóa các dân tộc tỉnh Đắk Lắk là một trong những bảo tàng lớn, hiện đại của cả nước. Bảo tàng có khoảng 1.000 hiện vật và hình ảnh, được tổ chức thành 3 không gian trưng bày chính (đa dạng sinh học, văn hóa dân tộc và lịch sử). Công tác trưng bày trong bảo tàng thể hiện những quan niệm bảo tàng học tiên tiến và phương pháp trưng bày hiện đại.
Đặc biệt, Bảo tàng văn hóa các dân tộc tỉnh Đắk Lắk là một trong những bảo tàng đi tiên phong trong việc sử dụng ngôn ngữ dân tộc thiếu số bản địa trong việc trưng bày. Bên cạnh tiếng Việt, Pháp và Anh, Bảo tàng còn sử dụng ngôn ngữ Ê đê và cả ngôn ngữ các dân tộc khác trong tên gọi những hiện vật của chính họ. Bảo tàng văn hóa các dân tộc tỉnh Đắk Lắk được hoàn thành là một sự kiện có ý nghĩa trong đời sống văn hóa-xã hội của tỉnh, thể hiện sinh động chính sách dân tộc và sự quan tâm đến mục tiêu bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa của dân tộc Tây Nguyên nói riêng và cả nước nói chung.
Bảo tàng văn hóa các dân tộc tỉnh Đắk Lắk được thi công từ năm 2008 do sự hỗ trợ của Dự án “Phát huy di sản Bảo tàng Việt Nam”, sự hợp tác của Chính phủ nước Cộng hòa Pháp, sự giúp đỡ của các Bộ, ngành Trung ương, của Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam…